- Vốn đang ùn tắc ngột ngạt nhưng Hà Nội vẫn tiếp tục cho xây các “siêu đô thị” ngay tại các khu vực trung tâm. Nhiều khu vực là đất xí nghiệp, trường học sau khi di dời đáng lẽ phải phát triển thành các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội nhưng sau một thời gian thì các siêu đô thị lại mọc lên san sát.
>> Ngột ngạt Hà Nội: 4 vạn dân 'chui' vào 1 phường
Theo luật Thủ đô 2012, quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều khu đất ở trung tâm thành phố, sau khi di dời nhà máy thì mọc lên các nhà cao tầng, các đô thị lớn.
Sở TN&MT Hà Nội cho biết trong 41 cơ sở sản xuất sau di dời thì có tới 24 vị trí được chuyển sang làm nhà ở, văn phòng và chiếm hầu hết diện tích sau di dời. Một phần còn lại được chuyển sang xây trường học nhưng có diện tích rất nhỏ.
Cùng với việc không đồng hộ hạ tầng kỹ thuật - xã hội - giao thông thì đây chính là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ùn tắc, ngột ngạt cho Hà Nội.
![]() |
Đường Tam Trinh chạy dọc 2 bên bờ sông Kim Ngưu có nhiều nhà chung cư đang xây hoặc đã đưa vào sử dụng. Ảnh: Phạm Hải |
![]() |
Cảnh ùn tắc trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Lê Anh Dũng |
![]() |
Đường Nguyễn Xiển hướng Khuất Duy Tiến ngày nào mật độ các phương tiện cũng cao vào giờ cao điểm sáng và chiều. Ảnh: Phạm Hải |
Chậm di dời cơ quan ra khỏi nội thành Trong khi tốc độ xây chung cư, nhà cao tầng ở các khu vực trung tâm vẫn đang gia tăng nhanh chóng thì việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đến nay mới có 8 bộ, ngành (trong tổng số 19) được bố trí địa điểm di dời, đang xây dựng hoặc đã hoàn thành xây dựng trụ sở mới như Bộ Tài nguyên và môi trường; Thanh tra Chính phủ, Bộ Khoa học công nghệ, Nội vụ, Công an, Ngoại giao. Tình hình di dời các trường đại học lớn, bệnh viện lớn ra khỏi nội thành gần như “giậm chân tại chỗ”. Điều này dẫn tới thực trạng dân số tiếp tục dồn về nội thành. 4 quận trung tâm Hà Nội theo quy hoạch chỉ đáp ứng được khoảng 800.000 dân nhưng con số này đã là 1,23 triệu (chưa phải thống kê đầy đủ). |
Nguyễn Thị Liên Trả lời
01/01/2017nhanh khi còn chưa quá muộn , Vì Dân hãy thực sự vì dân hãy viết về dự án ao Mơ của phường Vĩnh Tuy , và khoản lợi ích nhóm trong dự án này , nếu dự án mà được phép xây dựng thì ko phải chỉ có 6 tòa mà có thể là 10( vì dự án đang biến thể , đất ở lâu đời của hơn 100 hộ dân đang có nguy cơ bị thu hồi để giao cho chủ đầu tư xây nhà thuong mại ) tòa nhà mọc lên thì phường Vĩnh Tuy có tới 8 vạn dân chứ ko phải 4 vạn như hiện nay . các bài viết liên quan : báo bảo vệ pháp luật ,báo người hà nội đã từng phản ánh về dự án nhưng dân vẫn chưa thoát nạn . Dân tổ 18 e vẫn còn lưu báo , rất vui lòng cung cấp thông tin